HETIK VAI TRÒ ỨC CHẾ VÀ TIÊU DIỆT VIRUS DENGUE GÂY SỐT XUẤT HUYẾT
Hetik giảm nguy cơ nhiễm virus Dengue cho tế bào
Nghiên cứu cho thấy Silymarin ức chế quá trình gắn và xâm nhập của DENV-3 vào các tế bào nuôi cấy, ngăn chặn sự xâm nhập của virus (72,46%) vào tế bào, do đó làm giảm khả năng lây nhiễm của virus [Low, OuYong, Antiviral activity of silymarin and baicalein against dengue virus. 2021]. Tác dụng này có thể là do sự liên kết của Silymarin với bề mặt virus, do đó ngăn chặn sự gắn kết và xâm nhập của virus.
Hetik với tác dụng ức chế và diệt virus
Silymarin có khả năng ức chế sự nhân lên của virus dengue [Qaddir, Rasool, Computer-aided analysis of phytochemicals as potential dengue virus inhibitors based on molecular docking, ADMET and DFT studies. 2017]
Trong thí nghiệm điều trị các tế bào nuôi cấy đã gây nhiễm DENV3 bằng Silymarin cho thấy sự giảm các ổ virus (viral foci). Điều đó chứng tỏ Silymarin có tác dụng diệt virut đối với DENV-3 [Low, OuYong, Antiviral activity of silymarin and baicalein against dengue virus. 2021]
Silibinin có khả năng ức chế sự nhân lên của virus dengue [Qaddir, Rasool, Computer-aided analysis of phytochemicals as potential dengue virus inhibitors based on molecular docking, ADMET and DFT studies. 2017] [Polyak, Ferenci, Hepatoprotective and antiviral functions of silymarin components in HCV infection. 2013]
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Silymarin có tác dụng kháng virus do nhiều cơ chế khác nhau như tác động tới đáp ứng miễn dịch, phản ứng viêm [Polyak, Morishima, Inhibition of T-cell inflammatory cytokines, hepatocyte NF-κB signaling, and HCV infection by standardized silymarin. 2007], [Wagoner, Morishima, Differential in vitro effects of intravenous versus oral formulations of silibinin on the HCV life cycle and inflammation. 2011], hạn chế stress oxy hóa [Liu, Lin, Highly bioavailable silibinin nanoparticles inhibit HCV infection. 2017], và tự thực bào (autophagy) [Dai, Wu, Identification of 23-(s)-2-amino-3-phenylpropanoyl-silybin as an antiviral agent for influenza A virus infection in vitro and in vivo. 2013]
Chiết xuất Taraxacum officinale ức chế sự nhân lên của virus DENV-2 trong ống nghiệm [Flores-Ocelotl, Rosas-Murrieta, Taraxacum officinale and Urtica dioica extracts inhibit dengue virus serotype 2 replication in vitro. 2018]
HETIK - DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG GAN Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT
Tác dụng giảm men gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết của Hetik
Silymarin đã được báo cáo là làm giảm nồng độ trong huyết thanh của các men gan AST và ALT ở bệnh nhân SXH [Mahli, Koch, Hepatoprotective effect of oral application of a silymarin extract in carbon tetrachloride-induced hepatotoxicity in rats. 2015] [Rasool, Iqbal, Hepatoprotective effects of Silybum marianum (Silymarin) and Glycyrrhiza glabra (Glycyrrhizin) in combination: a possible synergy. 2014] [Rasool, Iqbal, Hepatoprotective Effects of Silybum marianum. 2014]
Dự phòng và điều trị tổn thương gan do nhiễm độc Paracetamol (acetaminophen)
Cho tới nay, Paracetamol vẫn được khuyến cáo là thuốc duy nhất dùng để hạ sốt ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Tuy nhiên, đây lại là nguy cơ tiềm ẩn tăng tỉ lệ tổn thương gan ở bệnh nhân.
Paracetamol được chuyển hoá ở gan với một tốc độ đều đặn. Khi qua gan, có khoảng 4% lượng paracetamol chuyển thành N-acetylbenzoquinonimin là chất độc gây hoại tử gan không hồi phục. Nhờ có glutathion của gan, N-acetylbenzoquinonimin (NAPQI) được chuyển hóa thành chất không độc đào thải ra ngoài. Do đó, mỗi lần dùng paracetamol (dù ở liều thông thường), cơ thể sẽ mất một lượng glutathion. Khi dùng quá liều paracetamol (người lớn 6 - 10g/ngày), gan không đủ lượng glutathion để giải độc, N-acetylbenzoquinonimin tích lại sẽ phân hủy tế bào gan, dẫn đến hoại tử không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê có thể dẫn đến tử vong. Với bệnh nhân SXH, trên nền gan đã bị tổn thương do virus Dengue dẫn tới nguy cơ nhiễm độc và tổn thương gan do paracetamol tăng lên.
Trong điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết có suy gan cấp, đã có một số báo cáo về việc sử dụng N-acetyl cysteine (NAC), tuy nhiên đây chỉ là các nghiên cứu nhỏ lẻ, báo cáo 1 ca hoặc một số ca bệnh. Senanayake và cộng sự [Senanayake, Jayamanne, N-acetylcysteine in children with acute liver failure complicating dengue viral infection. 2013] thông báo kết quả điều trị 7 trẻ em Sri Lanka, Lim [Lim and Lee, N-acetylcysteine in children with dengue-associated liver failure: a case report. 2012] thông báo kết quả trên một đứa trẻ Singapore duy nhất cho thấy sự cải thiện về mặt lâm sàng. Kumarasena và cộng sự [Kumarasena, Mananjala Senanayake, Intravenous N-acetylcysteine in dengue-associated acute liver failure. 2010] đã sử dụng NAC trên 8 bệnh nhân người lớn, 5 trong số đó mắc bệnh não gan cấp I-II và hồi phục hoàn toàn trong khi 3 bệnh nhân còn lại mắc hội chứng não gan và đã tử vong. Do vậy, việc tìm kiếm các chế phẩm điều trị tổn thương gan do nhiễm độc Paracetamol có vai trò rất quan trọng.
Taraxacum oficinale và Artichoke có tác dụng ngăn ngừa tổn thương gan do Paracetamol [Cai, Wan, Purification, preliminary characterization and hepatoprotective effects of polysaccharides from dandelion root. 2017] [Colle, Arantes, Antioxidant properties of Taraxacum officinale leaf extract are involved in the protective effect against hepatoxicity induced by acetaminophen in mice. 2012]
Để đánh giá tác dụng điều trị dự phòng sớm tổn thương gan ở bệnh nhân dùng Paracetamol, Tabassum và CS đã nghiên cứu gây tổn thương gan thực nghiệm do Paracetamol ở chuột [Tabassum, Shah, PROPHYLACTIC ACTIVITY OF EXTRACT OF TARAXACUM OFFICI ALE WEBER. AGAI ST HEPATOCELLULAR I JURY I DUCED I MICE. 2010]. Nhóm chuột nghiên cứu được dùng Taraxacum officinale ngay khi bắt đầu cho uống Paracetamol. Kết quả cho thấy mức men gan giảm phụ thuộc vào liều lượng với chiết xuất Taraxacum officinale. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy điều trị dự phòng bằng Dandelion làm giảm đáng kể men gan, giảm hoại tử tế bào gan, thâm nhiễm tế bào viêm ở gan [Zheng, Lei, Protective effect of fresh/dry dandelion extracts on APAP-overdose-induced acute liver injury. 2022]
Tương tự như vậy, Artichoke và Silymarin cũng đã được chứng minh tác dụng điều trị dự phòng tổn thương gan ở bệnh nhân uống Paracetamol. Nghiên cứu của Elgarawany (2020) điều tra tác dụng bảo vệ gan của Artichoke, silymarin đối với tổn thương gan thực nghiệm do acetaminophen ở chuột. Bốn mươi con chuột đực được chia thành năm nhóm chính, (1) đối chứng (uống giả dược) (2) Acetaminophen (3) Artichoke và Paracetamol (4) silymarin và Paracetamol (5) Artichoke + Silymarin và Paracetamol. Các mẫu máu được thu thập để đo các men gan (ALT, AST). Động vật nghiên cứu được làm giải phẫu bệnh gan và hóa mô miễn dịch. Nhóm dùng Paracetamol đơn độc cho thấy sự gia tăng đáng kể trọng lượng gan (gan to), men gan tăng cao, có dấu hiệu viêm và hoại tử nhu mô rõ rệt so với nhóm đối chứng. Trong khi đó, men gan giảm đáng kể ở ba nhóm được điều trị Artichoke hoặc/ và Silymarin. Nhóm điều trị kết hợp Artichoke với Silymarin cho thấy tỷ lệ hiệu quả vượt trội trong cải thiện tình trạng tăng men gan, tác dụng chống oxy hóa, giảm tổn thương gan và ức chế tăng sinh gan.
Tác dụng điều trị triệu chứng chán ăn, chướng bụng của Hetik
Dandelion (Taraxacum officinale) đã được Tập thể khoa học Châu Âu về trị liệu thảo dược (European Scientific Cooperative on Phytotherapy / ESCOP) khuyến cáo sử dụng rễ Dandelion "nhằm hồi phục chức năng gan - mật, trị chứng khó tiêu, và chán ăn" [Sweeney, Vora, Evidence-based systematic review of dandelion (Taraxacum officinale) by natural standard research collaboration. 2005].
Nhiều nghiên cứu đã co thấy Dandelion có tác dụng kích thích cảm giác ngon miệng [Kemper, Dandelion (Taraxacum officinalis). 1999]; [Kennerson and Cochrane, Avid appetite for dandelion blossoms Taraxarun officinale by a western bearded dragon, Amphibolorus vitticeps. 1981]; [Rutherford and Deacon, The mode of action of dandelion root-fructofuranosidases on inulin. 1972].
Nghiên cứu đa trung tâm ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng năm 2003 [Holtmann, Adam, Efficacy of artichoke leaf extract in the treatment of patients with functional dyspepsia: a six‐week placebo‐controlled, double‐blind, multicentre trial. 2003] cho thấy artichoke có hiệu quả trong điều trị chứng chán ăn.
Tương tự, nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy artichoke giúp hỗ trợ tiêu hóa [Sannia, Phytotherapy with a mixture of dry extracts with hepato-protective effects containing artichoke leaves in the management of functional dyspepsia symptoms. 2010]; [Marakis, Walker, Artichoke leaf extract reduces mild dyspepsia in an open study. 2002]. Ở những bệnh nhân tiêu hóa kém, chướng bụng, Dandelion cho thấy có hiệu quả điều trị [Sannia, Phytotherapy with a mixture of dry extracts with hepato-protective effects containing artichoke leaves in the management of functional dyspepsia symptoms. 2010] ;[Sweeney, Vora, Evidence-based systematic review of dandelion (Taraxacum officinale) by natural standard research collaboration. 2005]
Field và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng của dịch chiết lá Artichoke trên bệnh nhân đau thượng vị, đầy bụng, táo bón, chán ăn và buồn nôn và thấy rằng 70% bệnh nhân cải thiện sau một tuần điều trị [Behara and Pharm, Pharmacological studies on artichoke leaf extract-An edible herb of Mediterranean origin. 2011].
Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy sự cải thiện các triệu chứng đầy bụng, chán ăn, khó tiêu và buồn nôn khi được điều trị bằng chiết xuất Artichoke [Salem, Affes, Pharmacological studies of artichoke leaf extract and their health benefits. 2015] [Fintelmann, Therapeutic profile and mechanism of action of artichoke leaf extract: hypolipemic, antioxidant, hepatoprotective and choleretic properties. 1996]. Tác dụng này có thể xuất phát từ chức năng nhuận mật của Artichoke.